Suckhoeloisong.vn : bệnh Lỵ trực khuẩn gây ra do vi trùng Shigella, làm tổn thương niêm mạc đại tràng cấp tính với biểu hiên chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện nhiều lần 10 – trên 30 lần/ ngày, phân lỏng hôi thối có nhầy đục vàng và máu. Nguyên nhân, đường lây nhiễm và phòng bệnh là nội dung bài viết này.
BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN
Bệnh Lỵ trực khuẩn gây ra do vi trùng Shigella, làm tổn thương niêm mạc đại tràng cấp tính với biểu hiên chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện nhiều lần 10 – trên 30 lần/ ngày, phân lỏng hôi thối có nhầy đục vàng và máu.
Lỵ trực khuần, Tây y còn gọi là lỵ trực trùng, viêm đại tràng cấp do trực khuẩn Shigella. Đông y gọi là : bệnh kiết lỵ, xích lỵ, lỵ nhiệt độc
Những BN mắc bệnh cấp reo rắc mầm bệnh ra môi trường nhiều và nguy hại nhất.
Những BN thể nhẹ và mạn tính do thường hay có thái độ coi thường, không cách ly nên cũng là nguồn lây bệnh âm thầm
Những người lành mang mầm bênh : đã góp phần duy trì vi trùng giữa các mùa dịch, vụ dịch. .
3. Phương thức lây truyền
Bệnh lây qua đường tiêu hóa : do bàn tay,nước uống, thức ăn. Đồ dùng đựng thức ăn bị nhiễm Shigella. Ruồi nhặng là trung gian truyền mầm bệnh.
4.Yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh
+ Tiếp xúc với người bệnh, mà không có biện pháp phòng bệnh.
+ Thời tiết nóng nực , môi trường kém vệ sinh, ruồi nhặng nhiều
+ Ý thức giữ vệ sinh trong ăn uống kém ( không rửa tay trước khi ăn, ăn uống ngoài đường thực phẩm, không bảo quản tốt, thức ăn không đậy kỹ khi chưa ăn.
+ Bếp nấu , nhà ăn tập thể kém vệ sinh.
+ Những người sức đề kháng kém
5. Miễn dịch
Con người không có miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Dùng vaccine gây miễn dịch không đơn giản vì có quá nhiều chủng, type gây bệnh. Các chuyên gia về vaccine chống Shigella nhận định có thể vào đầu thế kỷ XXII sẽ có vaccine đa chủng được đưa ra sử dụng trong y tế cộng đồng để phòng chống căn bệnh này
6. Phòng bệnh
+ Đối với BN đang bị bệnh lỵ trực khuẩn cấp :
Cách ly tại nhà, tại bệnh xá hoặc bệnh viện Thời gian ít nhất 10 - 15 ngày.
Dụng cụ ăn, uống, bình sữa, núm vú cao su : luộc sôi và dùng riêng.
Khử khuẩn phân và chất nôn : 1 phần phân + 1/2 Clorua vôi trộn để 2 giờ hoặc vôi sống 20%, nước vôi 10%.;
Tẩy uế bô, quần áo Bn: ngâm Cloramin 2%.: dd cloramin 2%.
Tẩy uế phòng vệ sinh và buồng ở bằng Lysol 5%.hay Cresyl 5%.
Người phục vụ, tiếp xúc với BN : ngâm rửa tay trong dd Cloramin 1-2%.
+ Người lành mang khuẩn : chú ý đến nhóm người dễ nhiễm do phải tiếp xúc với BN ( cùng ăn ở trong nhà hay nhân viên y tế) theo dõi ( lâm sang và xét nghiệm) trong 7 ngày
+ Vệ sinh trong ăn, uống : chống ruồi nhặng nhất là trong nhà ăn, nhà bếp,thức ăn phải đâyk lồng bàn, uống nước đun sôi từ nguồn nước sạch , thức ăn phải nấu chín. Rau sống rửa kỹ dưới vòi nước và sát khuẩn.
+ Vệ sinh môi trường: xử lý phân, nước thải, rác cho an toàn.
BS Pham Thị Mai
Bài được biên soan theo tài liệu chính : Bách khoa toàn thư bệnh học
Các bài sẽ đăng tiếp :
TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN LỴ TRỰC KHUẨN
ĐIỀU TRỊ LỴ TRỰC KHUẨN
CHỮA LỴ BẰNG THUỐC NAM