NHẪN VÀ KHÔNG NHẪN
Nhẫn đúng hay không luận rõ tâm
Khi thì cãi cố lúc thinh câm
Cung hoàng được thế chơi bài ngửa
Vận xấu thôi đành lủi mất tăm
Giữ được thăng bằng cho phận ổn
Đừng nên uẩn khúc để thân bầm
Thi nhân xử thế hiền như bụt
Bỗng gặp gian tà bút vẫn đâm
,,,,,,,,,.................Mai Bacsi
MỘT CÁI NHỊN LÀ CHÍN CÁI…NHUC.
NHẪN thì phải chịu ức trong tâm
Nghĩ riết sao đành phải nín câm
Lưỡi uốn ba gang sùi bọt dãi
Nanh chìa một tấc ngậm đầu tăm
Nào ngu sợ chúng phang đầu mẻ
Hay yếu lo quân nện trán bầm?
Chẳng hổ tránh voi mà khiếp nhược
Dao bầu giắt bụng xáp vào …đâm.
..........................Cẩn Vũ
CHỮ GÌ?
Gia hòa cảnh thuận mới an tâm
Thủ phận như thùy liễu bất câm
Gốc đạo tam tòng luôn trọng giữ
Gương đời, tứ đức chả cần tăm
Hoài thương, kẻ bắc trao lời mẹ
Hễ gặp người trung hiểu lẽ bầm
Tổ quốc lâm nguy thề đánh giặc
Tay mềm chân yếu cứ nhào đâm
........................Thám Hoa
----------
Chú giải:
Câu nào cũng có thể dịch ra chữ "Nữ"
C1: Chữ nữ là khởi nguồn của chữ An, chỉ cần thêm chữ GIA trên đầu.
C2: Mượn câu: "Thanh Nam thùy liễu bất câm phong" - Nguyễn Du để mô tả sự mềm mại của cành liễu, cũng hàm ý phận nữ nhi yếu liễu đào tơ
C3,4: Tam tòng, tứ đức chắc chắn là phẩm hạnh của nữ nhi
C5,6: Người mẹ là hình tượng điển hình của phụ nữ, miền bắc gọi mẹ, miền trung kêu bầm, miền nam là má
C7,8: Mượn ý câu thành ngữ "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"
ÔN HÒA CHỮ
Ôn hòa nhẫn nại trí và tâm
Khiến cả mưa cùn phải lặng câm
Lửa oán hờn căm còn tắt lụm
Màu sân giữ giận cũng xùi tăm
Hòa êm nhịp bước không lằn đậm
Quyện khẽ làn tay khỏi vết bầm
Nắm nhẹ thôi nào vai dựa dẫm
Ngôn từ đượm chữ dạt dào đâm.
..........................Hà Thu